Toàn cảnh phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Ảnh: TTXVN
Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội, sau khi xem xét và thảo luận các tờ trình, đề án và báo cáo của Bộ Chính trị, căn cứ kết quả biểu quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
QUYẾT NGHỊ
- Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
- Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam.
- Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
- Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030.
Giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để chỉ đạo các Tiểu ban Đại hội XIV tiếp thu, hoàn thiện các dự thảo văn kiện trên để lấy ý kiến đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 theo quy định.
Giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để chỉ đạo hoàn thiện Phương hướng công tác nhân sự, tiếp tục báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để ban hành Kết luận về phương hướng bầu cử và Chỉ thị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031; chỉ đạo Đảng uỷ Quốc hội tổ chức triển khai thực hiện; lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị và tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Thông qua một số nội dung cụ thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị như sau:
- Về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp: (1) Đồng ý chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 01/7/2025 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành. (2) Đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Chính phủ (Danh sách chi tiết kèm theo). (3) Đồng ý sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60 - 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.
- Về tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ: (1) Đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn hợp nhất cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp xã như Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương; việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy phải bảo đảm sâu sát cơ sở, địa bàn, chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân và đoàn viên, hội viên của tổ chức mình. (2) Thống nhất chủ trương kết thúc hoạt động của công đoàn viên chức, công đoàn lực lượng vũ trang; giảm mức đóng góp công đoàn phí của đoàn viên công đoàn.
- Về hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp: Đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân có 3 cấp: Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cấp tỉnh, cấp khu vực. Kết thúc hoạt động của Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện.
- Về hệ thống tổ chức đảng ở địa phương: Đồng ý chủ trương lập tổ chức đảng ở địa phương tương ứng với hệ thống hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Kết thúc hoạt động của đảng bộ cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố, quận trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Lập tổ chức đảng tương ứng với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã theo đúng Điều lệ Đảng, quy định của Trung ương.
Giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để chỉ đạo, hoàn thiện, ban hành các quy định, hướng dẫn có liên quan bảo đảm hệ thống tổ chức đảng ở địa phương hoạt động ổn định, không gián đoạn.
Giao Bộ Chính trị chỉ đạo Đảng uỷ Chính phủ: Chỉ đạo hoàn thiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp (trong đó, nghiên cứu, rà soát hoàn thiện tiêu chí về sắp xếp các xã, phường, đặc khu) và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan hoàn thiện hồ sơ Đề án sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định theo thẩm quyền; khẩn trương lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng ở Trung ương phối hợp chặt chẽ với các địa phương tham mưu hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức hoạt động chính quyền địa phương 2 cấp gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, bảo đảm đủ điều kiện, nguồn lực để thực hiện, nâng cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; rà soát chế độ, chính sách, lộ trình tinh giản biên chế, tính toán chi phí, cân đối ngân sách; bảo đảm thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện có hiệu quả chủ trương, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Giao ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng ủy trực thuộc Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và khẩn trương xây dựng Đề án theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp cấp xã. Trong đó, căn cứ tiêu chí và thực tế địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, phục vụ kịp thời lợi ích thiết thực của Nhân dân, tiết giảm chi phí; đồng thời, triển khai tổ chức hoạt động chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định pháp luật bảo đảm đúng lộ trình, tiến độ đề ra, đạt mục tiêu tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả gắn với tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; tăng cường phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong sắp xếp cán bộ, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp bảo đảm không ngắt quãng và không gián đoạn.
Giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương để chỉ đạo tiếp thu, hoàn thiện và ban hành theo thẩm quyền.
Giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để chỉ đạo tiếp thu, hoàn thiện và ban hành theo thẩm quyền.
Giao Bộ Chính trị chỉ đạo Đảng ủy Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 theo đúng quy định; ban hành các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo đúng tiến độ, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khai thông điểm nghẽn, giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; Đảng uỷ Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về giấy tờ, thủ tục hành chính, sử dụng con dấu... tránh xáo trộn, lãng phí.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng yêu cầu các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhất là người đứng đầu tập trung sửa đổi, bổ sung, xây dựng hoàn thiện thể chế, nhất là các quy định về quản lý nhà nước, quản trị quốc gia, quản lý xã hội theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, tổ chức bộ máy của từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân; nhiệm vụ trong giai đoạn tới là rất nặng nề và nhạy cảm nhưng cũng là cơ hội để các cấp, các ngành, các địa phương lựa chọn, bố trí, sắp xếp cán bộ. Điều chỉnh kịp thời, ban hành đồng bộ các quy định, hướng dẫn để các cơ quan, đơn vị, tổ chức của hệ thống chính trị vận hành thông suốt, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo mô hình tổ chức mới.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và mục tiêu tăng trưởng GDP đạt từ 8% trở lên, cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại năm 2025, tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
DANH SÁCH DỰ KIẾN TÊN GỌI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÀ TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH (TỈNH LỴ) CỦA 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
(Kèm theo Nghị quyết số 60-NQ/TW, ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII)
I- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập
II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất