Đồng chí hãy khoanh tròn bằng bút có mực màu (xanh, đỏ hoặc tím) vào đáp án đúng.
Câu 1. Khẳng định nào dưới đây là đúng?
Người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Câu 2. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại trong những trường hợp nào dưới đây?
Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Cả 3 trường hợp trên.
Câu 3. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người nào có trách nhiệm quản lý di sản?
Vợ (hoặc chồng) của người để lại di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
Trường hợp vợ (hoặc chồng) của người để lại di sản đã chết thì các con của người đã chết tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
Vợ (hoặc chồng) và các con của người để lại di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
Câu 4. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là bao nhiêu năm kể từ thời điểm mở thừa kế?
30 năm đối với bất động sản, 20 năm đối với động sản;
35 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản;
30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản;
20 năm đối với bất động sản, 15 năm đối với động sản;
Câu 5. Di chúc hợp pháp phải có điều kiện nào dưới đây?
Người lập di chúc đủ tuổi thành niên tính đến thời điểm lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật;
Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật;
Người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật;
Người lập di chúc không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật; di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Câu 6. Di chúc miệng được coi là hợp pháp trong trường hợp nào dưới đây?
Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì VN chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký của người làm chứng.
Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Câu 7. Người nào dưới đây không được làm chứng cho việc lập di chúc?
Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
Tất cả những người nêu trên.
Câu 8. Trường hợp nào dưới đây di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực?
Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực;
Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của ít nhất hai người làm chứng;
Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người nhà chăm sóc bệnh nhân và người làm chứng;
Tất cả các trường hợp trên.
Câu 9. Hàng thừa kế thứ nhất được quy định gồm những người nào dưới đây?
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, anh, chị em ruột, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha dượng, mẹ kế, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Câu 10. Trường hợp nào dưới đây được thừa kế di sản?
Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản;
Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản;
Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản;
Tất cả các trường hợp trên.
B. CÂU HỎI PHỤ
Câu hỏi: Đồng chí dự đoán Bài thi Pháp luật về thừa kế này có bao nhiêu người tham gia dự thi?
Trả lời: (ghi bằng số)......................................................................................
(Ghi bằng chữ)................................................................................................