Đồng chí hãy khoanh tròn bằng bút có mực màu (xanh, đỏ hoặc tím) vào đáp án đúng.
Câu 1. Thế nào là Phòng thủ dân sự?
Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cổ, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Câu 2. Cấp độ phòng thủ dân sự là gì?
Cấp độ phòng thủ dân sự là việc áp dụng các biện pháp của các cấp chính quyền trong phạm vi quản lý để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, làm cơ sở xác định trách nhiệm, biện pháp, nguồn lực của các cấp chính quyền, cơ quan, chức, cá nhân trong phòng thủ dân sự.
Cấp độ phòng thủ dân sự là việc áp dụng các biện pháp của các cấp chính quyền để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh làm cơ sở xác định trách nhiệm, biện pháp, lực lượng của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng thủ dân sự.
Cấp độ phòng thủ dân sự là sự phân định mức độ áp dụng các biện pháp của các cấp chính quyền trong phạm vi quản lý để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, làm cơ sở xác định trách nhiệm, biện pháp, nguồn lực của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng thủ dân sự.
Cấp độ phòng thủ dân sự là việc áp dụng các biện pháp của các cấp chính quyền trong phạm vi quản lý để ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, làm cơ sở xác định trách nhiệm, biện pháp, lực lượng của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng thủ dân sự.
Câu 3. Đáp án nào sau đây là đúng?
Phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã;
Phòng thủ dân sự cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện;
Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Cả 3 đáp án trên.
Câu 4. Chủ thể nào sau đây có thẩm quyền ban hành Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự?
Chủ tịch nước;
Thủ tướng Chính phủ;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
Cả 3 đáp án trên.
Câu 5. Có những loại Kế hoạch phòng thủ dân sự nào theo quy định của Luật Phòng thủ dân sự?
Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia;
Kế hoạch phòng thủ dân sự của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ; C. Kế hoạch phòng thủ dân sự địa phương;
Cả 3 đáp án trên.
Câu 6. Khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng những biện pháp nào dưới đây:
Hướng dẫn và thực hiện sơ tán người, tài sản đến khu vực an toàn; bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người tại địa điểm sơ tán;
Đặt biển báo hiệu, trạm gác và hạn chế người, phương tiện vào khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa; Ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chuyên trách tiếp cận hiện trường để kịp thời tiến hành các biện pháp ứng phó với sự cố, thảm họa;
Tạm dừng một số hoạt động có thể làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa hoặc giảm hiệu quả các biện pháp ứng phó với sự cố, thảm họa; Chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó sự cố, thảm họa.
Cả 3 đáp án trên.
Câu 7. Chủ thể nào dưới đây có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 1?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương các cấp;
Cả 3 phương án trên.
Câu 8. Khẳng định nào dưới đây là đúng?
Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn là tổ chức. phối hợp liên ngành có chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước.
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai là tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước.
Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước.
Ban chỉ huy phòng thủ dân sự là tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước.
Câu 9: Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?
Người làm nhiệm vụ trực tại cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương các cấp được hưởng chế độ khi thực hiện nhiệm vụ.
Người được điều động, huy động huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng thủ theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng trợ cấp; khi bị ốm đau, bị tại nạn, chết hoặc bị suy giảm khả năng lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí, trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định của pháp luật; có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ lực lượng phòng thủ dân sự có thành tích thì được khen thưởng; bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Cả 3 phương án trên.
Câu 10. Đáp án nào dưới đây là đúng?
Ban chỉ huy phòng thủ dân sự được thành lập ở cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh, có chức năng tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trên địa bàn quản lý. Cơ quan Công an các cấp là cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự cùng cấp. Thành viên Ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương có trách nhiệm chủ trì tham mưu cho Ban chỉ huy trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.
Ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương được thành lập ở cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh, có chức năng tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trên địa bàn quản lý. Cơ quan quân sự các cấp là cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự cùng cấp. Thành viên Ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương có trách nhiệm chủ trì tham mưu cho Ban chỉ huy trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.
Ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương được thành lập ở cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh, có chức năng tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong phòng thủ dân sự trên địa bàn quản lý. Cơ quan quân sự các cấp là cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự cùng cấp. Thành viên Ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương có trách nhiệm chủ trì tham mưu cho Ban chỉ huy trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.
Ban chỉ huy phòng thủ dân sự được thành lập ở cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh, có chức năng tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trên địa bàn quản lý. Cơ quan Công an các cấp là cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự cùng cấp. Thành viên Ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương có trách nhiệm chủ trì tham mưu cho Ban chỉ huy trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.
B. CÂU HỎI PHỤ
Câu hỏi: Đồng chí dự đoán Bài thi Luật Phòng thủ dân sự này có bao nhiêu người tham gia dự thi?
Trả lời: (ghi bằng số) ………………………………………………………..
(ghi bằng chữ)..................................................................................................